Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Điều trị chứng ngứa da mùa lạnh

Ngứa da thông thường xuất hiện vào mùa hè, nhưng cũng có một số người lại thấy bệnh xảy ra ở cả mùa đông. Bệnh biểu hiện lúc ban đầu chỉ ngứa ngáy ở một bộ phận nào đó, rồi dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Ngứa da thông thường xuất hiện vào mùa hè, nhưng cũng có một số người lại thấy bệnh xảy ra ở cả mùa đông. Bệnh biểu hiện lúc ban đầu chỉ ngứa ngáy ở một bộ phận nào đó, rồi dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Theo Đông y, ngứa da là tình trạng huyết khí bất túc, dinh dưỡng đến nuôi da bị thiếu hụt, biểu hiện sự lão hóa của da mà sinh ngứa. Mặt khác, thể chất ở người lớn tuổi suy yếu khiến da dẻ khô táo nên vào mùa thu, đông hay phát ngứa, phần nhiều thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong. Để chữa trị nguyên nhân này cần chọn dùng những dược vật có công năng giảm ngứa tắt phong. Khi phong tà xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến da dẻ, đó là nguyên nhân quan trọng của chứng ngứa da.


Vị thuốc quế chi là cành quế con phơi khô, thích hợp trong điều trị chứng ngứa da vào mùa lạnh.

Ngoài ra còn do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thủy sản, dầu mỡ… cũng khiến thấp nhiệt ẩn nấp trong cơ thể mà không thể tuyên tiết ra bên ngoài, hóa nhiệt sinh phong rồi phát sinh ngứa. Ngay cả khi tinh thần thấp kém hoặc căng thẳng, lo âu, phiền muộn làm cho cơ năng tạng phủ mất thăng bằng mà hóa nhiệt, động phong rồi trở thành nguyên nhân ngứa da. Bất luận là nội phong hay ngoại phong đều phải lấy trị phong làm chính. Song trị phong lại có quan hệ với trị huyết.

Dưới đây là phương thuốc chữa chứng ngứa da: Phương “Quế chi ma hoàng bán thang”: Đây là phương có công hiệu tiêu trừ phong hàn, thích hợp với những người da dẻ ngứa ngáy mùa đông, nhất là những bộ vị bộc lộ ra ngoài như vùng đầu mặt, cổ gáy và đôi bàn tay, khi gặp trời giá rét, bệnh tình lại tăng nặng, nhưng khi khí hậu hoãn hòa lại hoặc ra mồ hôi thì bệnh giảm nhẹ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tượng phù hoãn hoặc phù căng.

Phương thuốc gồm: quế chi, bạch thược dược, gừng tươi, ma hoàng, cam thảo (mỗi thứ 9g); táo đỏ 4 quả, hạnh nhân 12g. Quế chi bỏ vỏ, gừng tươi xắt lát, cam thảo sao qua, ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Sau đó dùng nước nấu ma hoàng trước, nấu sôi vớt bỏ bọt rồi cho các dược liệu còn lại vào sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc uống, ngày 1 thang. Chia làm 3 lần, uống thuốc trước bữa ăn.

Trong phương này, ma hoàng, quế chi, gừng tươi đều là thuốc phát tán phong hàn, giỏi về khử trừ hàn tà ở giữa da dẻ, lông tơ và cơ bắp khiến cho phong hàn bệnh tà thông qua mồ hôi ra ngoài mà giải được. Trong đó, sức phát hãn của ma hoàng đặc biệt mạnh nên lúc dùng cần chú ý lượng sử dụng không thể quá lớn, thời gian dùng cũng không quá dài, nếu không sẽ khiến cho con người bị hư (Danh y biệt lục). Còn bạch thược liễm âm hòa dinh có thể phòng chống đổ mồ hôi thái quá khiến cho âm dịch cơ thể tổn thương, táo đỏ và cam thảo đều kiện tỳ hộ vị, trong đó cam thảo còn giúp điều hòa dược liệu trong phương. Hạnh nhân có tác dụng tuyên suốt phế khí và trị vong khí vãng lai. Toàn phương hợp dùng có tác dụng khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ nên có thể chữa lành chứng ngứa da do phong hàn gây ra.

Ngoài ra, khi uống phương thuốc này cần tránh gió để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa sa trực tràng

Sa trực tràng, Đông y gọi là chứng thoát giang. Bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, tại vùng hậu môn trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn.

Nguyên nhân chủ yếu có thể do chứng táo bón mạn tính, khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc sau đẻ trung khí hư gây ra hạ hãm làm cho trực tràng sa xuống khỏi vị trí và giãn to dần ra sau mỗi lần đại tiện, lâu ngày sa giãn càng nhiều, khó có khả năng tự co vào được mà ở ngoài hậu môn gây khó chịu.

Sa độ 1

Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được hoặc lên xuống thất thường, khi thấy người mệt thì trực tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.

Bài thuốc: hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g.

Cách dùng: hoàng kỳ mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống, đương quy tửu tẩy, trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.



Hình ảnh sa trực tràng.

Sa độ 2,3

Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, không tự co lên được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Bệnh nặng không thể ấn vào ổn định trong bên được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.

Bài thuốc: hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, thương truật 10g, hoàng bá 10g, ngũ bội tử 10g.

Cách dùng: hoàng kỳ mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống, đương quy tửu tẩy, thương truật tẩm nước gạo vi sao, trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Lưu ý:

Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn.

Luyện tập thời gian đi đại tiện ngày 1 lần theo thời gian nhất định, tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả.

Chữa trị các nguyên nhân gây táo bón hoặc kiết lỵ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Tác dụng chữa bệnh ít biết của các 'cây nhuộm màu thực phẩm'

Một số loại cây cỏ có chất màu được dùng nhuộm thực phẩm làm tăng vẻ hấp dẫn của món ăn. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng chữa bệnh.


Lá diễn

Cây lá diễn có nhiều ở vùng phía Bắc nước ta. Lá diễn cho chất màu để nhuộm thực phẩm như xôi nếp.

Trong y học cổ truyền, cây lá diễn được dùng chữa ho, ho nhiều đờm, ho ra máu, nôn ra máu, vết thương sưng tím bầm. Ngày dùng 30 - 60g cây tươi hoặc 15 - 30g cây khô, sắc nước uống. Dùng ngoài với liều thích hợp, vò nát đắp tại chỗ.

Lá dong

Lá dong được trồng ở khắp nơi, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng. Bánh được gói lá dong, sau khi luộc có màu xanh lá cây nhạt và có một mùi thơm đặc biệt rất dễ chịu.

Trong y học cổ truyền, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn. Liều dùng: 100 - 200g lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp.

Gấc

Quả gấc khi chín có màu đỏ đẹp. Khi nấu xôi gấc, bổ quả gấc lấy hạt với cả màng màu đỏ trộn đều với gạo nếp. Khi đồ chín, xôi gấc có màu đỏ đẹp.

Ai cũng biết quả gấc dùng để nấu xôi nhưng ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó (Ảnh minh họa: Internet)

Bộ phận dùng làm thuốc là dầu gấc được ép từ màng hạt, hạt đã bóc bỏ áo hạt và rễ thu hái vào mùa đông. Dầu gấc có hàm lượng beta-caroten (tiền vitamin A) rất cao. Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như là trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài, bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành.

Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa bệnh trứng cá nang có nhân. Dầu gấc nhuận tràng dùng thích hợp cho người táo bón. Hạt gấc được dùng theo kinh nghiệm nhân dân chữa mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom, chủ yếu dùng ngoài. Rễ gấc chữa tê thấp, sưng chân, phù với liều 4g mỗi ngày.

Điều nhuộm

Điều nhuộm được trồng ở một số nước châu Á và ở Việt Nam chủ yếu để lấy chất màu đỏ trong quả làm chất màu nhuộm thực phẩm, xôi, bánh kẹo. Hạt điều nhuộm chứa thành phần chính là carotenoid.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá điều nhuộm (20 - 30g) để tươi hoặc sao khô, sắc nước uống chữa cảm, sốt nóng, sốt rét, kiết lỵ, rắn cắn; kết hợp với việc dùng nước tắm nấu từ lá. Cơm quả điều nhuộm được dùng chữa kiết lỵ, táo bón.

Nghệ

Thành phần chính trong thân rễ nghệ là curcumin. Người ta dùng thân rễ nghệ giã nhỏ hoặc curcumin để nhuộm vàng thực phẩm.

Trong y học cổ truyền, thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra... Ngày dùng 2 - 6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.

Dùng ngoài, nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước để bôi chữa vết thương lâu lên da, ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn nhọt mới khỏi để đỡ sẹo. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Stress tàn phá làn da của bạn như thế nào?

Stress có thể gây ra nhiều tác hại cho làn da của bạn thông qua những triệu chứng rất dễ nhận biết.

1. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá có liên quan với stress nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa stress và trầm cảm, lo âu. Các chuyên gia y tế cho rằng cảm giác buồn khổ có thể gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, dẫn tới tình trạng viêm ở khắp cơ thể, bao gồm cả da. Hòa mình vào tự nhiên là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Nếu bạn không thể ra ngoài, chỉ cần phóng tầm mắt nhìn ra xa hoặc ngắm một bức tranh phong cảnh là có thể giảm căng thẳng, giảm mụn trứng cá.

2. Vết thương


Những người nghe nhạc thư giãn trước và sau phẫu thuật ít bị stress hơn và phục hồi nhanh hơn so với các bệnh nhân khác. Stress có thể ảnh hưởng tới các tế bào miễn dịch trên da cần để giúp lành vết thương.


Stress gây nhiều tác hại cho làn da (Ảnh: Internet)

3. Đau

Khi phụ nữ thực hiện bài kiểm tra căng thẳng trước khi bị cảm giác nóng hoặc lạnh gây đau trên da, họ cảm nhận cơn đau dữ dội hơn. Căng thẳng làm giải phóng protein gây viêm gọi là cytokin, tham gia trong phản ứng miễn dịch có thể khiến cho các sợi thần kinh của da nhạy cảm hơn. Khi bị đau bụng kinh hoặc đau đầu, xem một đoạn video hài hước có thể giúp bạn quên đau đớn và cười to, làm giảm stress, giải phóng endorphin hạnh phúc từ đó làm giảm đau.

4. Bệnh vảy nến

Nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu và stress với các triệu chứng của bệnh vảy nến. Một tổng quan được đăng trên tờ Dermatology Research and Practice cho biết 44% bệnh nhân vảy nến có cuộc sống căng thẳng trong giai đoạn trước khi xuất hiện bệnh. 88% có những đợt bệnh kịch phát do stress. Thiền là một cách để khắc phục tình trạng này.
5. Da kém bảo vệ

Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học tại ĐH Y Iwate ở Nhật Bản đã điều tra ảnh hưởng của căng thẳng tâm lý lên hàng rào bảo vệ da, giúp ngăn độc tố và giữ độ ẩm. Kết quả cho thấy stress làm suy yếu hàng rào này, khiến da dễ bị nhiễm trùng và mất nước. Hãy đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ để giảm stress và cải thiện hệ miễn dịch của bạn.

6. Eczema


Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ sức khỏe tâm thần liên quan với eczemanhư thế nào, nhưng họ tin rằng chìa khóa của vấn đề có thể là hệ thần kinh tự chủ quá hoạt, giúp điều hòa stress. Điều này có thể dẫn tới đáp ứng miễn dịch gây viêm được cho là quan trọng đối với cơn kịch phát ở những bệnh nhân căng thẳng tâm lý bị viêm da dị ứng. Các chất có liên quan tới trình trạng viêm được tìm thấy trong máu của bệnh nhân trong đợt kịch phát. Hãy viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn để làm giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch.


Cảm xúc căng thẳng dễ gây bệnh eczema (Ảnh: Internet)

7. Rụng tóc

Một nghiên cứu năm 2014 được đăng trên tờ Journal of Dermatology Ấn Độ cho thấy 38% số bệnh nhân rụng tóc từng mảng (một rối loạn da gây rụng tóc) bị trầm cảm, trong khi 62% bị lo âu. Mặc dù đây có thể là hậu quả từ việc đối phó với rối loạn này, nhưng kết quả cho thấy trầm cảm, lo âu có thể gây bệnh hoặc khiến bệnh tái phát. Cần đi khám bác sĩ và điều trị khi bị tình trạng này.

8. Phát ban

Liken phẳng là một dạng ban phổ biến xuất hiện trong miệng và các vùng da khác. Nghiên cứu được công bố năm 2014 trên tờ Journal of Clinical & Diagnostic Research đã so sánh những bệnh nhân bị bệnh này với một nhóm người khỏe mạnh. Bệnh nhân lo âu nhiều hơn và có lượng cortisol (hoóc-môn giải phóng stress) cao hơn đáng kể và một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những kết quả tương tự ở người bị viêm loét miệng. Hãy tập bất cứ môn thể dục nào để giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu.

9. Ngứa


Stress mạn tính có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa liên quan đến bệnh da hoặc không. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy hệ thần kinh tự chủ cũng có liên quan và stress có thể gây ra những thay đổi ở một số vùng não gây ra cảm giác ngứa. Hãy sử dụng mùi hương để giảm stress. Hương vanilla và hương cam giúp thư giãn và làm cho tâm trạng tích cực hơn.

10. Trứng cá đỏ


Stress là một tác nhân phổ biến gây ra tình trạng đỏ bừng mặt ở người bị trứng cá đỏ. Các nhà nghiên cứu cho biết trứng cá đỏ làm thay đổi hệ thần kinh giao cảm theo cách khiến nó dễ bị ảnh hưởng như stress. Nhiều bệnh nhân kiểm soát những cơn kịch phát bằng kỹ thuật giảm stress như thở sâu và tưởng tượng. Chỉ cần nhắm mắt lại và tưởng tượng một khung cảnh êm dịu như trên bãi biển hoặc ngồi bên ngọn lửa ấm cúng.

Đào tiên: Thuốc tiên trong vườn nhà

Theo các thầy thuốc, trong thịt của quả đào tiên có một số axít hữu cơ (axít citric, axít clorogenic, axít creosentic...) nên có thể chữa nhiều bệnh.


Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh, tên khoa học là Crescentia cujete Lin thuộc họ núc nác (bignoniacae). Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi 'da xanh', vỏ trái cứng và bóng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.

Theo các thầy thuốc, trong thịt của quả đào tiên có một số axít hữu cơ (axít citric, axít clorogenic, axít creosentic...) nên có thể chữa nhiều bệnh.

Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh (Ảnh minh họa: Internet)

Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ: Hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, mổ lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Sau 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.

Cơm quả đào tiên phơi khô cho héo, đem sắc nước uống có tác dụng giúp ăn được, ngủ được; làm êm dịu những trường hợp bị stress, bổ phổi, chữa ho và làm dễ thở trong những trường hợp bị suyễn, giúp tăng cường khả năng chịu đựng của con người với khí hậu nóng, lạnh bên ngoài; làm hạ huyết áp, êm dịu thần kinh…

- Chế siro trị viêm họng, ho: Lấy lớp cơm chua của quả đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng.

- Chế thuốc khỏe cho cơ thể: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc...

- Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón: Lấy cơm quả đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón.

- Chế thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa.

- Chế rượu thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 - 10 ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa.

Phòng ngừa chấn thương sọ não

Để phòng ngừa chấn thương sọ não thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Tôn trọng luật lệ giao thông: không chạy quá tốc độ cho phép, đi xe trên xa lộ phải đội mũ bảo hiểm, không lái xe trong tình trạng say rượu, hay cảm thấy hơi ngà ngà say.

- Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe.

- Không nên lái xe đường dài liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.

- Sau một đêm thức trắng, thì không nên lái xe đường dài.

- An toàn trong lao động, thể thao như đội mũ bảo hiểm.


Điều trị chấn thương sọ não
Để điều trị được chấn thương sọ não, trước hết cần phải kiểm soát được đường hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân.

- Đối với các vết thương sọ não, cần phải xử lí càng sớm càng tốt nhằm tránh mất máu và nhiễm khuẩn.

- Với những khối máu tụ nội sọ: Sau khi đã phát hiện ra khối máu tụ gây chèn ép não (biểu hiện bằng sự suy giảm của tri giác, giãn đồng tử một bên, liệt) cần phải mổ cấp cứu. Nếu để muộn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Các bệnh nhân chấn thương sọ não sau khi đã được điều trị cần được khám lại và theo dõi tại cơ sở y tế để tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng và theo dõi phát hiện động kinh sau chấn thương, rò nước não tủy muộn, máu tụ mạn tính, áp xe não…

Triệu chứng, biểu hiện chấn thương sọ não

Triệu chứng của chấn thương sọ não rất thay đổi từ nhẹ đến nặng, sau tai nạn người bệnh thường bất tỉnh và không nhớ những gì đã xảy ra trước đó.

Các triệu chứng có thể là: quên, đau đầu dữ dội, nôn ói, nói không chính xác hoặc nói những câu không liên quan, lừ đừ, ngủ gà (tức người bệnh nhắm mắt ngủ, lay gọi thì người bệnh mở mắt, xong lại nhắm thiếp đi), vật vã, kích động la hét.

- Chấn thương sọ não có thể biểu hiện triệu chứng lập tức ngay sau tai nạn. Ngoài triệu chứng chảy máu, sưng ở đầu, thường bất tỉnh lâu hay mau tuỳ theo mức độ tổn thương ở não.

Ðặc biệt lưu ý, sau khi chấn thương mà có chất dịch trắng trong chảy ra ở lổ tai, mũi chứng tỏ là chấn thương sọ não làm tổn thương, thoát dịch não tuỷ ra ngoài (đây là một chất dịch giúp bảo vệ và nuôi dưỡng mô não).

Triệu chứng nặng khác của chấn thương sọ não là: người bệnh hôn mê, chảy máu mũi, miệng, máu lỗ tai, sưng bầm hai hốc mắt (giống như đeo kính râm).